Vài nét bạn cần biết về Cố Cung - Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành còn được gọi là Cố Cung nằm ở trung tâm của Bắc Kinh cũng là thủ đô Trung Quốc. Tử Cấm Thành tọa lạc ở khu vực phía Bắc của quảng trường Thiên An Môn. Tử Cấm Thành Trung Quốc được đánh giá một công trình có quy mô hoành tráng của thế giới. Vì vậy, nhiều người khi đến với Trung Quốc đều muốn một lần ghé thăm nơi này.
Tên gọi Tử Cấm Thành vốn xuất phát từ chữ "Tử" trong Tử Vi cung hay là Thiên Tử với ý nghĩa là con trời. Vì nơi ở của Thiên đế là Tử Vi cung nên nơi ở của con trời cũng được thêm chữ "Tử". Còn "Cấm Thành" có nghĩa là khu thành nghiêm cấm dân thường ra vào.
Tử Cấm Thành được biết đến là nơi bàn việc chính sự của các vị vua và quần thần của mình. Đây cũng là nơi ở của hoàng đế cùng dàn hậu cung của mình, ngoài ra còn có thái giám, cung nữ là những người phục vụ của họ.
Tuy nhiên, ngày nay, hình ảnh Tử Cấm Thành đã trở thành một trong những kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Vì Tử Cấm Thành có hàng nghìn năm lịch sử nên nơi này còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà hậu thế luôn muốn khám phá.
Tử Cấm Thành được xây dựng dựa trên câu chuyện thần thoại có tên gọi là "Tử vi tiên". Chuyện kể rằng có một nơi gọi là Tử Vi cung (một cung điện có màu tím) là chỗ ở của Ngọc hoàng cùng các vị thần tiên. Ở nơi này, Hoàng đế được gọi là thiên tử và Tử Vi cung mới đủ uy nghiêm xứng với ông.
Công trình này được xây dựng trong 15 năm (1406 - 1420) với sự góp sức từ 1 triệu nhân lực. Như vậy, Tử Cấm Thành Trung Quốc tính đến nay đã được hơn 600 tuổi, tức là vào thời Minh Thành Tổ - Chu Đệ. Ông là con của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Chu Đệ nổi tiếng là người có tài năng xuất chúng, kiệt xuất và lỗi lạc.
Chu Đệ cướp ngôi vua của cháu mình Doãn Văn và lên làm hoàng đế. Vì muốn củng cố quyền cho mình, ông đã ra lệnh cho quần thần xây dựng một cung điện nguy nga, tráng lệ nhất từ trước tới giờ, thậm chí quy mô của nó phải khiến cho hậu thế phải kính nể.
Mặc dù không còn là nơi ở của các vị Hoàng đế nữa nhưng Tử Cấm Thành hiện đã là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới. Không chỉ được ca ngợi vì vẻ đẹp hoành tráng mà Tử Cấm Thành còn được nhiều người ưa thích bởi những bí mật ẩn giấu bên trong.
Tử Cấm Thành Trung Quốc được xác định là một trong những cung điện lớn nhất của thế giới. Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 với 800 cung điện lớn nhỏ. So với các cung điện nổi tiếng khác như Vatican rộng 440.000 m2 và điện Kremlin là 275.000 m2 thì quả thực Tử Cấm Thành xứng đáng với sự công nhận trên.
Tử Cấm Thành được coi là niềm tự hào của người dân Trung Quốc bởi sự tráng lệ và hùng vĩ nhưng ít ai biết được rằng một thái giám người Việt có tên là Nguyễn An (1381 - 1453) đã có đóng góp trong việc xây dựng công trình này.
Tử Cấm Thành ở Trung Quốc không chỉ có thời gian xây dựng dài tới hơn 10 năm mà còn là công trình được làm từ những khối đá khổng lồ. Theo phân tích từ các nhà khảo cổ, người xưa đã dùng những khối đá cực nặng tới 200 – 300 tấn để xây nên Tử Cấm Thành. Những khối đá này được chuyển về Bắc Kinh từ nơi cách đó 70km bằng những bánh xe có nan. Để vận chuyển đá, mỗi khối đá cần tới 50 người đàn ông khỏe mạnh vận chuyển trong 28 ngày không ngừng. Với công sức của 1 triệu người dân lúc bấy giờ, Tử Cấm Thành xứng đáng là một quần thể vĩ đại của người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Tử Cấm Thành là tập hợp của 800 cung điện lớn nhỏ. Các cung chính tập trung ở phần nội đình hay còn gọi là hậu cung. Nội đình cũng được chia làm 2 phần là Đông – Tây lục cung và Nội đình tam cung cùng một số cung khác. Trong đó, Nội đình tam cung bao gồm: Càn Thanh cung, Khôn Ninh cung và Thái Hòa điện. Hai bên của Nội đình là cung của các quý phi và phi tần được phân theo cấp bậc của từng người.
Tử Cấm Thành có 4 cánh cổng bao gồm Cổng Kinh tuyến ở phía Nam, Cổng Đông Hoa của phía Đông, Cổng Tây Hoa ở phía Tây và Cổng Thần Vũ ở phía Bắc. Bốn góc của Tử Cấm Thành có 4 tháp pháo với mái 3 lớp với 72 đường gờ vô cùng tinh xảo được coi là kiệt tác của đất nước Trung Quốc.
Một trong điểm thú vị của Tử Cấm Thành là dù đã hơn 600 năm tuổi và trải qua hơn 200 trận động đất mà vẫn đứng vững. Thậm chí với những trận động đất kinh hoàng như ở Đường Sơn vào năm 1976 đã khiến cho 240.000 người chết trong 23 giây và phá hủy biên giới phía Bắc trong một đêm, Tử Cấm Thành vẫn rất may mắn không hề bị ảnh hưởng. Các nhà khảo cổ đã phân tích kiến trúc của Tử Cấm Thành sau đó tiến hành dựng mô hình và thử nghiệm mô phỏng một trận động đất lên tới 10,1 độ richter. Dù cường độ động đất rất lớn, biên độ rung lắc của mô hình lớn khiến cho các viên gạch của Tử Cấm Thành sụp đổ tuy nhiên phần khung vẫn rất bền vững. Sau nhiều lần thử nghiệm, các chuyên gia đã tìm được câu trả lời cho sự vững chãi này nằm ở các trụ và gốc của Tử Cấm Thành không được chôn sâu xuống đất. Điều này khiến cho tổng thể cung điện có tính linh hoạt không dễ bị gãy đổ khi gặp sự cố như động đất.
Bên cạnh đó, các nhà thiết kế xưa đã sử dụng kiến trúc xưa của Trung Quốc là dùng các thanh ngang của cột trụ chìa ra gọi là củng và kết hợp với đấu là trụ kê hình vuông chèn giữa củng để nâng đỡ mái của Tử Cấm Thành. Đặc biệt, kiến trúc kiểu này không cần phải dùng đinh hay chất kết dính để giúp cho các tòa thành chịu trọng lực tốt hơn.
Trong số đó, có 231 bộ sưu tập bảo vật quý hiếm, mỗi một bộ đều có số lượng khủng như 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp. Một trong số đó là bức "Thanh Minh thượng hà đồ" nổi tiếng khắp thế giới và được coi là "báu vật" của Tử Cấm Thành. Đây là tác phẩm của Trương Trạch Đoan, là một danh họa nổi tiếng của thời Tống. Nó cũng là bức họa cuộn dài tới 528,7 cm và rộng tới 25,2 cm được vẽ lại cảnh sinh hoạt trong các đô thị và người dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của thế kỷ 12.
Qua đây có thể thấy, Tử Cấm Thành không chỉ là một công trình chứng kiến những thời khắc lịch sử của Trung Quốc mà còn mang giá trị văn hóa to lớn với người dân đất nước này. Vì thế nếu có dịp ghé thăm Trung Quốc, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm và khám phá những bí ẩn của Cố Cung nhé.
Tên gọi Tử Cấm Thành vốn xuất phát từ chữ "Tử" trong Tử Vi cung hay là Thiên Tử với ý nghĩa là con trời. Vì nơi ở của Thiên đế là Tử Vi cung nên nơi ở của con trời cũng được thêm chữ "Tử". Còn "Cấm Thành" có nghĩa là khu thành nghiêm cấm dân thường ra vào.
Tử Cấm Thành được biết đến là nơi bàn việc chính sự của các vị vua và quần thần của mình. Đây cũng là nơi ở của hoàng đế cùng dàn hậu cung của mình, ngoài ra còn có thái giám, cung nữ là những người phục vụ của họ.
Tuy nhiên, ngày nay, hình ảnh Tử Cấm Thành đã trở thành một trong những kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Vì Tử Cấm Thành có hàng nghìn năm lịch sử nên nơi này còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà hậu thế luôn muốn khám phá.
Tử Cấm Thành được xây dựng dựa trên câu chuyện thần thoại có tên gọi là "Tử vi tiên". Chuyện kể rằng có một nơi gọi là Tử Vi cung (một cung điện có màu tím) là chỗ ở của Ngọc hoàng cùng các vị thần tiên. Ở nơi này, Hoàng đế được gọi là thiên tử và Tử Vi cung mới đủ uy nghiêm xứng với ông.
Công trình này được xây dựng trong 15 năm (1406 - 1420) với sự góp sức từ 1 triệu nhân lực. Như vậy, Tử Cấm Thành Trung Quốc tính đến nay đã được hơn 600 tuổi, tức là vào thời Minh Thành Tổ - Chu Đệ. Ông là con của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Chu Đệ nổi tiếng là người có tài năng xuất chúng, kiệt xuất và lỗi lạc.
Chu Đệ cướp ngôi vua của cháu mình Doãn Văn và lên làm hoàng đế. Vì muốn củng cố quyền cho mình, ông đã ra lệnh cho quần thần xây dựng một cung điện nguy nga, tráng lệ nhất từ trước tới giờ, thậm chí quy mô của nó phải khiến cho hậu thế phải kính nể.
Mặc dù không còn là nơi ở của các vị Hoàng đế nữa nhưng Tử Cấm Thành hiện đã là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới. Không chỉ được ca ngợi vì vẻ đẹp hoành tráng mà Tử Cấm Thành còn được nhiều người ưa thích bởi những bí mật ẩn giấu bên trong.
Tử Cấm Thành Trung Quốc được xác định là một trong những cung điện lớn nhất của thế giới. Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 với 800 cung điện lớn nhỏ. So với các cung điện nổi tiếng khác như Vatican rộng 440.000 m2 và điện Kremlin là 275.000 m2 thì quả thực Tử Cấm Thành xứng đáng với sự công nhận trên.
Tử Cấm Thành được coi là niềm tự hào của người dân Trung Quốc bởi sự tráng lệ và hùng vĩ nhưng ít ai biết được rằng một thái giám người Việt có tên là Nguyễn An (1381 - 1453) đã có đóng góp trong việc xây dựng công trình này.
Tử Cấm Thành ở Trung Quốc không chỉ có thời gian xây dựng dài tới hơn 10 năm mà còn là công trình được làm từ những khối đá khổng lồ. Theo phân tích từ các nhà khảo cổ, người xưa đã dùng những khối đá cực nặng tới 200 – 300 tấn để xây nên Tử Cấm Thành. Những khối đá này được chuyển về Bắc Kinh từ nơi cách đó 70km bằng những bánh xe có nan. Để vận chuyển đá, mỗi khối đá cần tới 50 người đàn ông khỏe mạnh vận chuyển trong 28 ngày không ngừng. Với công sức của 1 triệu người dân lúc bấy giờ, Tử Cấm Thành xứng đáng là một quần thể vĩ đại của người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Tử Cấm Thành là tập hợp của 800 cung điện lớn nhỏ. Các cung chính tập trung ở phần nội đình hay còn gọi là hậu cung. Nội đình cũng được chia làm 2 phần là Đông – Tây lục cung và Nội đình tam cung cùng một số cung khác. Trong đó, Nội đình tam cung bao gồm: Càn Thanh cung, Khôn Ninh cung và Thái Hòa điện. Hai bên của Nội đình là cung của các quý phi và phi tần được phân theo cấp bậc của từng người.
Tử Cấm Thành có 4 cánh cổng bao gồm Cổng Kinh tuyến ở phía Nam, Cổng Đông Hoa của phía Đông, Cổng Tây Hoa ở phía Tây và Cổng Thần Vũ ở phía Bắc. Bốn góc của Tử Cấm Thành có 4 tháp pháo với mái 3 lớp với 72 đường gờ vô cùng tinh xảo được coi là kiệt tác của đất nước Trung Quốc.
Một trong điểm thú vị của Tử Cấm Thành là dù đã hơn 600 năm tuổi và trải qua hơn 200 trận động đất mà vẫn đứng vững. Thậm chí với những trận động đất kinh hoàng như ở Đường Sơn vào năm 1976 đã khiến cho 240.000 người chết trong 23 giây và phá hủy biên giới phía Bắc trong một đêm, Tử Cấm Thành vẫn rất may mắn không hề bị ảnh hưởng. Các nhà khảo cổ đã phân tích kiến trúc của Tử Cấm Thành sau đó tiến hành dựng mô hình và thử nghiệm mô phỏng một trận động đất lên tới 10,1 độ richter. Dù cường độ động đất rất lớn, biên độ rung lắc của mô hình lớn khiến cho các viên gạch của Tử Cấm Thành sụp đổ tuy nhiên phần khung vẫn rất bền vững. Sau nhiều lần thử nghiệm, các chuyên gia đã tìm được câu trả lời cho sự vững chãi này nằm ở các trụ và gốc của Tử Cấm Thành không được chôn sâu xuống đất. Điều này khiến cho tổng thể cung điện có tính linh hoạt không dễ bị gãy đổ khi gặp sự cố như động đất.
Bên cạnh đó, các nhà thiết kế xưa đã sử dụng kiến trúc xưa của Trung Quốc là dùng các thanh ngang của cột trụ chìa ra gọi là củng và kết hợp với đấu là trụ kê hình vuông chèn giữa củng để nâng đỡ mái của Tử Cấm Thành. Đặc biệt, kiến trúc kiểu này không cần phải dùng đinh hay chất kết dính để giúp cho các tòa thành chịu trọng lực tốt hơn.
Trong số đó, có 231 bộ sưu tập bảo vật quý hiếm, mỗi một bộ đều có số lượng khủng như 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp. Một trong số đó là bức "Thanh Minh thượng hà đồ" nổi tiếng khắp thế giới và được coi là "báu vật" của Tử Cấm Thành. Đây là tác phẩm của Trương Trạch Đoan, là một danh họa nổi tiếng của thời Tống. Nó cũng là bức họa cuộn dài tới 528,7 cm và rộng tới 25,2 cm được vẽ lại cảnh sinh hoạt trong các đô thị và người dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của thế kỷ 12.
Qua đây có thể thấy, Tử Cấm Thành không chỉ là một công trình chứng kiến những thời khắc lịch sử của Trung Quốc mà còn mang giá trị văn hóa to lớn với người dân đất nước này. Vì thế nếu có dịp ghé thăm Trung Quốc, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm và khám phá những bí ẩn của Cố Cung nhé.