Kinh Thành Huế

Khởi công xây dựng năm 1805, Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha, có 10 cửa chính gồm:

- Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).

- Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).

- Cửa Chính Tây.

- Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).

- Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).

- Cửa Quảng Đức.

- Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).

- Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).

- Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).

- Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

Với mục đích phòng thủ là chính, mặt bằng của thành có dạng hình vuông hơi khum ở phía trước theo địa hình dải đất dọc bờ sông Hương, mỗi mặt có các cổng thành, trên có vọng lâu dùng để quan sát. Các mặt thành lại được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn... Thêm vào đó, hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10km chiều dài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

Mặc dù đã chịu đựng sự tàn phá của thời gian gần 2 thế kỷ và nhất là bom đạn trong chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn tồn tại hầu như đầy đủ diện mạo của nó. Mang giá trị cao về nhiều phương diện, toà thành cổ này đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá Quốc gia vào ngày 12-5-1998 và được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế (Quần thể Di tích Huế  được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993).

Điểm đến hấp dẫn tại Kinh Thành Huế

Ăn gì ngon?

img

Bánh canh Nam Phổ - món ăn độc đáo của làng nghề ẩm thực Cố Đô

Với sự tỉ mỉ, kỳ công trong cách chế biến, Bánh canh Nam Phổ đã mang đến một hương vị khó quên cho các tín đồ về ẩm thực Huế.

img

Khám phá hương vị đặc trưng của Nem lụi Huế

Với hương vị độc đáo bởi cách chế biến đặc biệt, nem lụi Huế đã mang đến những trải nghiệm ẩm thực đặc trưng và hương vị khó quên.

img

Bún bò Huế – món ăn truyền thống đậm đà hương vị miền Trung

Sự đa dạng trong nguyên liệu và sự tỉ mỉ trong cách chế biến đã mang đến hương vị đặc trưng và khó quên khi thưởng thức bún bò Huế

Chơi ở đâu?

img

Làng Hương Thủy Xuân - nguồn cảm hứng từ văn hóa dân gian

Không chỉ là một điểm đến du lịch, Làng Hương Thủy Xuân còn được coi là một bảo tàng sống về văn hóa truyền thống của người Việt.

img

Đại Nội Huế: Khám phá di sản văn hóa đặc biệt của Việt Nam

Với kiến trúc độc đáo và tinh tế, Đại Nội Huế chứa đựng những câu chuyện và huyền thoại về quá khứ rực rỡ của triều đại Nguyễn.

img

Khám phá chùa Thiên Mụ - nét đẹp tâm linh và văn hóa ở Huế

Khám phá chùa Thiên Mụ - một trong những điểm tham quan nổi tiếng và linh thiêng ở thành phố Huế, Việt Nam.

Mua gì làm quà?

img

Dầu tràm Huế: nguồn dưỡng chất thiên nhiên cho sức khỏe và sắc đẹp.

Dầu tràm Huế đã từ lâu được biết đến như một nguồn dưỡng chất tự nhiên quý giá, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.

img

Trà cung đình Huế: Tinh hoa trà Việt Nam từ thời kỳ triều Nguyễn

Trà cung đình Huế ngày nay đã trở thành một loại trà đặc biệt, không chỉ về hương vị mà còn về giá trị văn hóa dân tộc.

img

Kẹo mè xửng Huế - biểu tượng văn hóa ẩm thực đất Cố Đô

Kẹo mè xửng Huế là một biểu tượng của văn hóa ẩm thực truyền thống miền Trung Việt Nam rất thích hợp mua về làm quà

Tour Kinh Thành Huế

img

Hành Trình Xuyên Việt khởi hành đầu Sài Gòn

Khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, phương tiện di chuyên ô tô - tàu hỏa - máy bay
  • Ngày khởi hành 05/12/2024 (và 27 )
  • Điểm khởi hành TP Hồ Chí Minh
  • Điểm đến Sapa
  • Vùng miền Miền Trung
  • Loại hình du lịch
17N16Đ
21,900,000đ
Chi tiết Lưu lịch trình